Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018
Việc Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng đang gây xôn xao dư luận. Hầu hết các ý kiến đều phản đối phương án thu thuế này.
Còn quá nhiều bất cập nếu phương án thu thuế nhà trên 700 triệu được áp dụng: Chúng ta chưa có dữ liệu quốc gia về nhà ở, chưa có công thức chính xác để tính toán giá trị căn nhà, một số trường hợp không xác định được chủ sở hữu nhà… Đại diện Bộ Tài chính cũng thừa nhận những bất cập nói trên và cho biết sẽ tìm cách tháo gỡ dần, chứ không thể xử lý một lúc.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế như trên là không hợp lý, khiến người dân phải đóng 2 lần thuế, vì căn nhà được xây dựng từ các khoản thu nhập đã đóng thuế.
Theo đại diện Bộ Tài chính, phương án thu thuế tài sản đối với nhà ở sẽ tác động rất lớn đến xã hội. Hàng triệu người sẽ bị tác động bởi sắc thuế này. Trong khi thu nhập của người dân chưa thực sự được nâng cao, việc thu thuế như trên sẽ làm cuộc sống của rất nhiều gia đình trở nên khó khăn hơn.
Dân giàu nước mới mạnh là nguyên lý phát triển của mọi quốc gia. Cha ông ta ngày xưa cũng đã dạy: Nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Một sắc thuế ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu gia đình và còn nhiều vướng mắc, bất cập rất cần được xem xét lại.
Một khi mức sống được nâng cao, người dân có tích lũy tài sản để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng sức mua, thì nền kinh tế quốc gia mới phát triển bền vững. Trong khi chưa có cách gì giúp dân giàu lên, việc tìm cách tận thu sẽ khiến sức dân mỏi mệt, lâu dài sẽ làm ảnh hưởng “sức khỏe” cả nền kinh tế.
Việc tận thu từ dân không phải là kế sách khôn ngoan. Tìm cách để dân có công ăn việc làm, có thu nhập, cởi mở chính sách thu hút đầu tư để dân bỏ tiền vào sản xuất – kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển dòng tiền mới là kế sách lâu dài.
from Nhà Đất | Tin Nhà Đất | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam https://ift.tt/2J0n7FM
via nhà đất
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018
Mỗi năm chi hơn 13 tỷ đồng bảo trì các hạng mục tòa nhà nhưng ban quản trị lại không công khai chứng từ, theo cư dân Văn Phú Victoria.
Cư dân chung cư Văn Phú Victoria (phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn thư cầu cứu cơ quan chức năng với mong muốn được tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu lại ban quản trị.
Theo hơn 700 hộ dân tại đây, sau khi dự án đi vào bàn giao một năm, đến cuối năm 2016, hội nghị nhà chung cư lần đầu được tổ chức thành công và bầu ra ban quản trị với 5 thành viên. Chủ đầu tư sau đó cũng đã bàn giao hơn 40 tỷ đồng phí bảo trì cho ban quản trị. Tuy nhiên, đến nay sau hơn một năm được thành lập và đi vào hoạt động, theo các cư dân, ban quản trị có nhiều sai phạm, đi ngược lại với quyền lợi của họ.
Một cư dân cho biết, chi phí vận hành mỗi năm của tòa nhà theo ban quản trị khoảng 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chi các hạng mục sửa chữa, bảo dưỡng ra sao thì không được công khai. Cùng với đó, ban quản trị cũng giấu nhẹm các nguồn thu từ việc khai thác quảng cáo, dịch vụ xung quanh tòa nhà. Việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành cũng do họ tự ý quyết định mà không lấy ý kiến cư dân. Ban giám sát được cư dân cử ra để giám sát hoạt động của ban quản trị cũng bị vô hiệu hóa, không được tiếp cận với các chứng từ thu chi.
“2% quỹ bảo trì hơn 40 tỷ đồng của chúng tôi đang ở đâu, việc chi tiêu tài chính như thế nào trong hơn một năm qua cư dân không được biết. Chúng tôi nhiều lần yêu cầu làm việc, đối chất với ban quản trị thì họ nói chỉ gặp ở hội nghị nhà chung cư thường niên tổ chức một năm một lần. Những bức xúc của cư dân về việc thu chi, thậm chí vấn đề nước sạch của cư dân họ cũng bỏ mặc”, chị Hoài, một cư dân cho hay.
Không những khuất tất trong chi tiêu, ban quản trị tại đây còn bị các cư dân "tố" làm việc vô trách nhiệm. Đỉnh điểm của sự tắc trách là sự cố tràn dầu máy phát điện làm dầu ngấm từ tầng hầm B1 xuống B2 đêm 6/4, khiến hàng nghìn cư dân hoảng loạn lo cháy.
Quá trình kiểm tra tại hiện trường phòng cảnh sát PCCC số 9 Hà Nội cho biết, chất lỏng nhỏ giọt và loang chảy dưới sàn tầng hầm là dầu diesel. Tại vị trí dầu bị thấm dột là phòng đặt máy phát điện của tòa nhà. Ở đây thùng dầu diesel máy phát điện với khối lượng hàng nghìn lít bị rò rỉ và thấm qua trần bê tông nhỏ giọt xuống tầng hầm B2.
“Sự việc rất nghiêm trọng nhưng khi xảy ra sự cố, cư dân lên phòng trực Ban quản lý trình báo thì không có ai trực, bảo vệ cũng không biết trưởng ca trực là ai. Ban quản lý quá tắc trách, cẩu thả khi phát hiện dầu rò rỉ mà không có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm. Còn thái độ của Ban quản trị quá thiếu trách nhiệm với cư dân”, chị Hà – cư dân tòa nhà bức xúc.
Các cư dân tại đây cũng cho biết, không một thành viên nào của Ban quản trị lên tiếng nhận lỗi sau sự việc.
Hơn 700 hộ dân tại đây nhiều lần yêu cầu tổ chức hội nghị chung cư bất thường để bầu thay thế ban quản trị. Tuy nhiên, ban quản trị không đồng ý với lý do theo ông Trần Minh Tân - Trưởng ban quản trị tòa nhà - là "nhiều chữ ký trong đơn giả mạo, không phải đại diện chủ sở hữu căn hộ".
Trong khi đó, các cư dân tại Văn Phú Victoria lý giải, với nhiều căn hộ đang được cho thuê, chữ ký trong đơn là của người đang sinh sống tại đó chứ không phải chủ nhà. "Không có chuyện một bộ phận cư dân giả mạo chữ ký như lời ông Tân nói. Ban quản trị chỉ đang viện cớ để trì hoãn, kéo dài thời gian phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường", một cư dân nói.
Với việc trì hoãn nhiều lần từ ban quản trị, cư dân tại đây cũng 3 lần gửi đơn kiến nghị về việc tổ chức hội nghị chung cư bất thường tới UBND quận Hà Đông, UBND phường Phú La. Tuy nhiên, theo cơ quan này, để đủ điều kiện tổ chức thì phải xác minh các chữ ký trong đó. Việc xác minh đã kéo dài 4 tháng nay nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng nên hội nghị chưa được tổ chức.
Gần đây nhất, sau khi cư dân căng băng rôn cầu cứu, Chủ tịch UBND phường Phú La đã có buổi làm việc với cư dân Văn Phú Victoria nhưng 5 thành viên trong ban quản trị lại không có mặt.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Khắc Huy, Chủ tịch UBND phường Phú La cho biết, sau khi nhận được đơn kiến nghị, cơ quan này đã đề nghị ban quản trị tổ chức hội nghị nhà chung cư. Nếu ban quản trị không tổ chức, phường mới được đứng ra tổ chức nếu trên 50% số cư dân đồng ý.
Lãnh đạo phường cũng cho biết, sau khi nhận được đơn kiến nghị, đã tiếp xúc và tiến hành xác minh chữ ký. Hiện công tác này cơ bản đã hoàn tất. Tuy không cho biết chữ ký trong đơn thư của cư dân là thật hay giả mạo, theo ông Huy, hội nghị chung cư bất thường tại khu chung cư Văn Phú Victoria đã đủ điều kiện và sẽ được tiến hành trong tháng 4.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT GP Invest cho rằng, hiện nay có một thực trạng là hầu hết ban quản trị đều không phải đơn vị chuyên nghiệp hoặc am hiểu về lĩnh vực quản lý, xây dựng, điều hành nhà chung cư. Vì thế, hoạt động của ban quản trị tại một số chung cư không thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, ông cho rằng, chi tiêu quỹ bảo trì như thế nào cũng là một vấn đề đòi hỏi ban quản trị phải thực sự có chuyên môn quản lý, thu chi minh bạch, không tư lợi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không ít nơi ban quản trị làm được điều đó. |
---|
from Nhà Đất | Tin Nhà Đất | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam https://ift.tt/2IFwEln
via nhà đất
Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
Ngoài việc các dự án nhà giá rẻ ít xuất hiện trên thị trường thì việc chấm dứt gói hỗ trợ 30 nghìn tỉ trong vòng 1 năm cũng khiến người mua nhà lâm vào cảnh khốn khó. Bởi vậy, trong năm 2017 và cả năm 2018 nhiều ý kiến cho rằng, đã hết thời đầu tư ăn chênh chung cư ở phân khúc giá rẻ.
Phân khúc căn hộ giá rẻ ít xuất hiện trên thị trường bất động săn trong năm 2017. Ảnh: PV
Tổng hợp các số liệu thị trường bất động sản trong năm 2017, 70% nguồn cung mới của thị trường trong năm 2017 thuộc phân khúc trung cấp (khoảng giá từ 20-35 triệu/m2). Tại Hà Nội, các dự án tập trung chủ yếu ở phía Tây và phía Nam thành phố. Còn tại TPHCM, nguồn cung phân bổ ở cả phía Đông, Tây và Nam.
Trong năm 2017, cơ cấu sản phẩm trên thị trường có sự thay đổi. Điều này thể hiện rõ khi nguồn cung căn hộ cao cấp không còn bùng nổ như năm 2016. Ở cả hai thị trường trọng điểm, những dự án cao cấp (mức giá từ 35 triệu/m2 trở lên) không nhiều. Trung bình mỗi quý có từ 1 đến 3 dự án được giới thiệu trên thị trường, có quý thị trường không đón thêm dự án mới.
Tuy nhiên, đáng chú ý, ba tháng cuối năm, căn hộ cao cấp lại áp đảo thị trường Hà Nội và TP.HCM. Đây đều là những dự án đã được lên kế hoạch từ 2016. Bên cạnh việc hoàn thiện các vấn đề pháp lý, các chủ đầu tư đều chọn giai đoạn cuối năm 2017 để giới thiệu hoặc ra hàng nhằm đón dòng tiền tích lũy và lượng kiều hối đổ về lớn.
Phân khúc căn hộ không tạo nên những đợt sóng về giá như phân khúc đất nền trong năm 2017. Ông Phạm Thành Hưng, phó Chủ tịch HĐQT Cen group cho biết, hầu hết các dự án trong năm 2017 đều tiêu thụ chậm. Nguồn cung lớn khiến việc ra hàng của giới đầu tư khó khăn. Trong biên độ thời gian từ 3 đến 9 tháng, các dự án trung cấp ghi nhận mức tăng từ 2-5% trên thị trường sơ cấp do chính sách điều chỉnh giá của chủ đầu tư. Như vậy, sau nhiều đợt bung hàng, chính sách tăng giá đẩy giá sơ cấp lên 10-15%.
Ngoài việc các dự án nhà giá rẻ ít xuất hiện trên thị trường thì việc chấm dứt gói hỗ trợ 30 nghìn tỉ trong vòng 1 năm cũng khiến người mua nhà lâm vào cảnh khốn khó. Với những người thu nhập thấp, điều kiện khó khăn thì để tích lũy được 1 tỉ đồng mua nhà là điều quá xa vời. Tuy nhiên, với tầm khoảng 200-300 triệu đồng tiết kiệm thì họ hoàn toàn có thể nghĩ tới việc mua nhà khi có gói 30.000 tỉ.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Quý Duy - Phó GĐ sàn giao dịch BĐS Hải Phát - cho rằng, việc chấm dứt gói 30 nghìn tỉ vào cuối năm 2016 nhưng hiện nay không có gói hỗ trợ mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp thay thế khiến các doanh nghiệp đang triển khai các dự án nhà ở giá rẻ lâm vào cảnh lao đao. “Vấn đề là người mua nhà dựa phần lớn tài chính vào gói hỗ trợ, tuy nhiên hiện nay gói 30 nghìn tỉ đứt giữa chừng thì khách hàng không biết tìm đâu nguồn tài chính thay thế’, ông Duy nói.
from Nhà Đất | Tin Nhà Đất | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2DL4Dqv
via nhà đất
Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017
Theo quy định mới, các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình đều được ghi tên trong sổ đỏ. Như vậy, với các trường hợp này, nếu bố mẹ không được sự đồng ý của con thì khó có thể chuyển nhượng. Bên cạnh đó, sẽ có những rắc rối mới phát sinh trên thực tế mà chưa thể lường hết.
Mất tiền vì sổ đỏ ghi thiếu tên
Theo luật sư Trần Vi Thoại, Giám đốc Công ty luật IB Legal Việt Nam, trên thực tế, việc chỉ ghi tên chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình đã gây khó khăn cho việc xác định ai là chủ thể được quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của hộ gia đình.
Đơn cử như trường hợp giao dịch bất động sản cách đây không lâu của một khách hàng ở Đồng Nai. Khi mua đất, trên sổ đỏ của người bán chỉ ghi tên người bán. Người mua đã tin tưởng và thỏa thuận đặt cọc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Nhưng sau đó không thể công chứng, chứng thực do không có sự đồng ý của các thành viên còn lại, bởi mảnh đất là đồng sở hữu của nhiều các thành viên. Theo quy định của pháp luật dân sự, trường hợp này có thể xem giao dịch dân sự được xác lập không có hiệu lực.
Ghi thiếu thông tin trong sổ đỏ gây rắc rối khi giao dịch |
Ông Thoại cho hay, việc người mua đòi lại tiền thanh toán cho người bán hết sức khó khăn. Một số trường hợp người bán đã biết mình không có quyền chuyển nhượng nhưng vẫn cố tình xác lập giao dịch.
Mặc khác, việc không ghi rõ tên các thành viên hộ gia đình sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng gây khó khăn cho các bên khi thực hiện giao dịch do công chứng viên hoặc cán bộ chứng thực không thể xác định thành viên của hộ gia đình khi chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Từ đó, dẫn đến thủ tục xác nhận các thành viên hết sức rườm rà và mất thời gian. Cụ thể, công chứng viên, cán bộ chứng thực sẽ yêu cầu người xác lập giao dịch phải có giấy/đơn xin xác nhận của cơ quan công an hoặc UBND cấp xã về các thành viên của hộ gia đình mình tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây chính là cơ sở quan trọng để công chứng viên, cán bộ chứng thực xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất gồm những ai khi thực hiện công chứng, chứng thực của hộ gia đình. Tuy nhiên, để xin xác nhận này mất rất nhiều thời gian do người xác nhận phải kiểm tra các hồ sơ về hộ khẩu tại thời điểm nhà nước chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liệu có rườm rà thủ tục?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, theo quy định mới, đối với những gia đình có rất nhiều thành viên thì có khi không đủ chỗ để ghi vào. Thứ hai, có những gia đình mà thành viên sống tản mát, thậm chí ở nước ngoài thì họ lại phải làm những thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tùy thân để làm thủ tục ghi tên trong sổ đỏ, như vậy sẽ làm chậm trễ quá trình cấp sổ đỏ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đặt vấn đề, quy định ghi thêm các thành viên trong hộ lúc này có cần thiết? Thông tư 33 không sai, bởi phù hợp với các nội dung của Luật Đất đai, song Bộ TN&MT lại chưa giải thích thỏa đáng để công luận hiểu rõ hơn.
Vì vấn đề này, dù muốn hay không cũng tác động không nhỏ đến các giao dịch nhà đất trong thời gian tới do sẽ phát sinh "nhiều chuyện không mong muốn". Ví dụ, có một thành viên chưa đủ tuổi thành niên có tên trên sổ đỏ thì giao dịch sẽ xác lập thế nào?
Luật sư Trần Vi Thoại cho rằng, với Thông tư 33/2017, tất cả các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất sẽ được ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi, theo quy định của pháp luật đất đai trước đây, trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của cả hộ gia đình thì ghi họ, tên chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp nhà nước giao đất giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành trước khi Thông tư 33/2017 có hiệu lực hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà'), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.
Như vậy, theo pháp luật về đất đai trước đây và hiện tại đều không có quy định phải ghi rõ tên của các thành viên hộ gia đình trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình.
Vậy để thực hiện Thông tư 33/2017 ghi tên tất cả các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất trên giấy chứng nhận đối với cả các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây và trong tương lai cần được hướng dẫn rõ ràng để tránh những thủ tục hành chính, những khó khăn không cần thiết cho người dân.
Hộ gia đình sử dụng đất: Theo Luật Đất đai 2013, để được xem là thành viên hộ gia đình sử dụng đất phải đáp ứng các dấu hiệu sau: - Thứ nhất, là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, cụ thể là ông bà, cha mẹ (kể cả cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi hợp pháp), con cái (kể cả con ruột, con nuôi hợp pháp), vợ chồng. - Thứ hai, những chủ thể trên phải đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Những trường hợp những thành viên không đáp ứng được hai yếu tố trên thì không được xem là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất. Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015,những thành viên hộ gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất tại thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất được xem là những có có cùng quyền sử dụng đất và việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015,được các thành viên này thỏa thuận và đồng ý. |
Duy Anh
VietBao.vn
from Nhà Đất | Tin Nhà Đất | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2AdW4Do
via nhà đất