Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018
Cuộc đua vốn ngoại vào bất động sản Sài Gòn
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở thị trường trong nước ngày càng nhộn nhịp, trong đó lĩnh vực bất động sản được cho là khá sôi động.
Một dự án căn hộ vừa hoàn thành của tập đoàn Novaland |
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên thị trường bất động sản gần đây diễn ra khá dồn dập và trải đều nhiều phân khúc sản phẩm, từ các dự án nhà ở, trung tâm thương mại cho đến dự án nghỉ dưỡng. Các chuyên gia cho rằng hoạt động M&A sẽ giúp tăng sức cạnh tranh và làm cho thị trường bất động sản tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Nhộn nhịp vốn ngoại
Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước có gần 30 giao dịch chuyển nhượng các dự án về thương mại, khu phức hợp, nhà ở, với tổng giá trị giao dịch khoảng 800 triệu đô la Mỹ. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chiếm đến 68% tổng giá trị thị trường M&A.
Theo các chuyên gia tư vấn M&A, các thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản thường phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều thủ tục nên cả bên bán lẫn bên mua đều không muốn công bố, trừ khi bên mua hoặc bên bán là các công ty niêm yết phải công bố thông tin theo quy định.
Do đó, khả năng sẽ còn nhiều thương vụ khác chưa được công bố và theo các chuyên gia này, thị trường M&A bất động sản 2017 có thể sẽ có yếu tố bất ngờ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Tương tự, theo đánh giá của Công ty tư vấn bất động sản Joneslanglasalle (JLL), thị trường bất động sản tiếp tục sôi động, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động M&A.
Trên thực tế từ đầu năm đến nay, thị trường ghi nhận khá nhiều giao dịch đáng chú ý. Trong đó, công ty Keppel Land (Singapore) đã nắm 16% cổ phần còn lại của Tổng công ty cổ phần Đường Sông Miền Nam (Sowatco) trong dự án khu phức hợp ở khu trung tâm TPHCM Saigon Centre thông qua công ty thành viên Krystal Investment Pte., Ltd. Ông Ang Wee Gee, Tổng giám đốc, cho biết Keppel Land phát triển danh mục các dự án thương mại tại nhiều thành phố trọng điểm châu Á và Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng.
Hongkong Land sẽ trở thành đối tác chiến lược với Công ty Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TPHCM (CII) để phát triển nhà ở tại khu độ thị mới Thủ Thiêm. Hay Quốc Cường Gia Lai đã bán dự án của công ty tại Nhà Bè cho Sunny Island Investment với giá trị giao dịch không được tiết lộ.
Gần đây, theo JLL, VinaLand Limited, một trong những quỹ đầu tư bất động sản của Vina Capital, đã bán toàn bộ cổ phần tại dự án Vina Square - một khu đất phát triển dự án tại quận 5 cho Công ty Địa ốc Trí Đức với số thu tiền mặt ròng khoảng 41,2 triệu đô la Mỹ (bao gồm cả trả nợ cổ đông) cùng với tỷ suất sinh lời nội bộ là 3,3%.
Mặc dù các giao dịch thương mại và nhà ở thống trị các hoạt động M&A trong quý 3 rồi, nhưng JLL đã ghi nhận một giao dịch khu công nghiệp, trong đó Ascendas-Singbridge chuyển nhượng lô đất có diện tích 0,3 ha tại Khu kỹ nghệ công nghiệp Singapore Ascendas-Protrade (APSTP) cho Công ty công nghệ Koan Hao - nhà sản xuất nhãn tự dính Đài Loan.
APSTP là khu công nghiệp thế hệ mới rộng 500 ha tại tỉnh Bình Dương chuyên cung cấp mặt bằng khu công nghiệp từ các khu đất có sẵn, các nhà máy xây dựng sẵn cùng với các giải pháp thiết kế riêng cho khách hàng khác.
Các công ty tư vấn và giới phân tích nhận định các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông,… đang trong cuộc đua tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt với kỳ vọng về dòng tiền sinh lời ổn định và lãi suất cao.
Cùng với đó, kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, các thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng dân số và đô thị hóa cao là các yếu tố thúc đẩy Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhất khu vực.
Các thương vụ M&A đã và sẽ diễn ra trên quy mô lớn ở tất cả các phân khúc, nổi bật là loại hình khu đất phát triển, với các dự án bất động sản phức hợp. Chi phí thực hiện các thương vụ M&A tại các vị trí đẹp ở khu trung tâm có thể gia tăng do sự khan hiếm về quỹ đất tại các khu vực này.
Nhiều ý kiến cho rằng thị trường M&A đang mở ra cơ hội cho các chủ đầu tư rao bán dự án trả nợ, xoay dòng đồng vốn kinh doanh, giúp phá vỡ “tảng băng tồn kho” vốn tồn tại nhiều năm của thị trường.
Với kinh nghiệm hợp tác thành công với một số nhà đầu tư lớn trong khu vực châu Á qua nhiều thương vụ M&A, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Tiến Phước, cho hay lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam là nắm vững thị trường trong nước, có quỹ đất và mạnh về pháp lý, còn các nhà đầu tư nước ngoài là thế mạnh về tài chính, phát triển dự án... Khi cùng tham gia, các bên tận dụng được thế mạnh của đối tác để tăng tính cạnh tranh.
“Đó cũng chính là lý do mà thị trường M&A bất động sản thời gian qua khá sôi động và sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam tăng trưởng, đẩy thị trường bất động sản lên một bước mới, chuyên nghiệp hơn, bà Phương nhận định.
VietBao.vn
from Nhà Đất | Thị Trường Bất Động Sản | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2EAd09i
via bất động sản Tags: thị trường bất động sản
This post was written by: Author Name
Author description goes here. Author description goes here. Follow him on Twitter
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
0 Responses to “Cuộc đua vốn ngoại vào bất động sản Sài Gòn”
Đăng nhận xét