Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016
Trẻ khóc ngằn ngặt vì khó ngủ, cha mẹ cần nắm vài mẹo sau
Rất nhiều trường hợp trẻ khi đến một tuổi vẫn ngủ cả đêm ngon lành. Cả hai vợ chồng có thể thoải mái nghỉ ngơi, sinh hoạt. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao đến vài tháng sau, trẻ bắt đầu quấy khóc và thức dậy nhiều lần lúc nửa đêm.
Sau khi thiết lập thói lịch ngủ cho bé, thật bực bội nếu như điều này bị thay đổi. “Một số sự gián đoạn, như là không chịu ngủ hoặc khóc khi bạn rời khỏi phòng, liên quan đến việc bé phát triển, và những vấn đề khác khác có thể là kết quả của việc thay đổi thói quen” - tiến sĩ Nanci Yan, giám đốc y tế của Trung tâm Giấc ngủ tại bệnh viện trẻ em Stanford, Melo park, California cho biết.
Hãy cùng tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này.
Bé từ chối đi ngủ
Giữa giai đoạn 12 và 18 tháng, đây là dấu hiệu bé đã sẵn sàng ngủ nhiều hơn. Trẻ sơ sinh có thể thức dài hơn so với giai đoạn mới sinh ra.
Nếu trẻ đã thực sự đến giai đoạn ngủ tròn một giấc, bạn vẫn có thể phải trải qua chuyện giấc ngủ của bé không tốt, vì đồng hồ sinh học trong giấc ngủ của bé có thể thay đổi ngày này qua ngày khác. Để hạn chế những rắc rối, hãy cố gắng cho bé làm theo một chuỗi hành động để tạo thói quen chuẩn bị đi ngủ cho bé.
Bác sĩ Owens khuyên: “Thời gian và thứ tự của các bữa ăn cũng như các hoạt động chính là điểm then chốt để giúp đồng hồ sinh học của bé hoạt động đúng đắn”. Nếu như bé thường bị chảy nước mũi, hãy cho bé ngủ thêm một giấc nữa vào buổi trưa, có thể vào khoảng 6 tiếng sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Bé khóc khi bị đưa vào cũi
Điều gì khiến cho một đứa trẻ thường nằm cái ngủ ngay lại khóc khi bạn rời khỏi bé?
Cảm giác bất an khi cách xa - thứ cảm xúc tồn tại mạnh nhất trong giai đoạn giữa 10 tháng và 18 tháng là một lời giải thích phù hợp. Một lý do khác là khi trẻ lớn dần lên, sự tưởng tượng cũng lớn theo, điều này có thể làm bé tưởng tượng ra những sự vật đáng sợ.
Một cách chữa trị cho chứng này, đó là “hãy ngồi sát gần cũi, và nói với trẻ rằng bạn vẫn ở đây, nhưng không làm gì hơn ngoài điều đó cả”. Hãy ở bên cho tới khi nào bé vẫn cần bạn. Đêm hôm sau, hãy ở xa bé hơn một chút nữa. Khi bé đã tự cân bằng được, hãy ngồi ở ngoài căn phòng, và một vài ngày sau, bạn chỉ cần đặt bé nằm xuống “Chúc bé ngủ ngon”.
Những chuyến du lịch phá hỏng lịch ngủ của bé
“Đi du lịch cùng với trẻ sơ sinh là rất khó, đặc biệt là khi bạn có thể bị mất ngủ” – David Wise, người 3 lần đoạt huy chương vàng X Games cho biết. Cùng với người vợ Alexandra, họ mang theo cô con gái bốn tuổi và đứa con trai một tuổi trên những chuyến du lịch từ khi chúng sinh ra.
Cặp đôi vòng quanh thế giới cố gắng giữ lịch ngủ của 2 đứa trẻ chuẩn xác nhất có thể. Họ gợi ý phương pháp để bé vào một chiếc cũi di động, cùng đồ chơi và những cuốn sách bé hay đọc trước khi đi ngủ, rồi sau đó để bé vào khu vực tối và yên tĩnh nhất có thể. “Chúng tôi thường để cũi trong tủ để đồ của khách sạn và quẩn một lớp chăn mỏng xung quanh để ngăn bớt ánh sáng”, anh chia sẻ.
Bé thức giữa đêm
Khi bé bỗng giật mình thức giấc liên tục, ngắt quãng vào giữa đêm, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và muốn đổ lỗi cho hang trăm lý do. “Nếu như bé đang học cách đi, bé có thể tập trung vào đó nhiều đến mức bé không thể ngủ được” - bác sĩ Nelly Maseda, chuyên khoa nhi của Đại hội đồng y tế Montefiore tại Bronx, New York cho hay. “Hãy cố làm bé thoải mái, nhưng vẫn để bé trong cũi, cho bé hiểu rằng bé vẫn cần phải quay lại ngủ”.
Nếu bạn nghe thấy tiếng chép miệng, tiếng ngáy, hoặc tiếng bé ậm ừ, mà bé vẫn nằm trong tư thế ngủ, thì hãy yên tâm, bé sẽ không nhớ đến những tiếng đó đâu và vẫn sẽ ngủ ngon.
Tags: Làm mẹThis post was written by: Author Name
Author description goes here. Author description goes here. Follow him on Twitter
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
0 Responses to “Trẻ khóc ngằn ngặt vì khó ngủ, cha mẹ cần nắm vài mẹo sau”
Đăng nhận xét