vỏ chai oxy

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Thời nào mà còn bắt ông bà "có nghĩa vụ" chăm cháu?

Lấy chồng, có con khi chỉ mới 24 tuổi, cô nàng 9x Thu Hương (Đống Đa, Hà Nội) khiến nhiều bạn bè ngạc nhiên khi hàng ngày vẫn vui vẻ khoe ảnh đi ăn, đi chơi vô tư trên facebook, vóc dáng sau sinh thon gọn ngỡ ngàng. Nhìn Thu Hương không ai nghĩ 9x này đã làm mẹ, con cũng sắp thôi nôi đầy một tuổi.  

Hỏi ra mới biết, ngoài việc kinh doanh một shop thời trang trên khu phố cổ, Hương dành phần lớn thời gian chăm sóc sắc đẹp và đi chơi với chồng cùng hội bạn gái. Lấy cớ bận rộn đi làm, lại "còn trẻ nên chưa nhiều kinh nghiệm", Hương chẳng động tay vào việc chăm đứa con nhỏ mà “nhường quyền” hết lại cho ông bà nội.

Hương kể cho biết: “Ông bà nội con mình đã về hưu cả rồi nên thời gian rảnh rất nhiều. Khi sinh con, mình cũng bận bịu nhiều việc nên đành gửi con cho ông bà vậy thôi. Mình thấy người già chăm cháu hộ con cái cũng đâu có sao. Bố mẹ chồng mình vừa nhiều kinh nghiệm, lại rất yêu thương cháu. 

Bây giờ ông bà chăm cháu giúp mình, sau ông bà già cả, mình lại chăm sóc ông bà. Như vậy gia đình mới yên ấm hòa thuận”

Sau Kỳ 1 Những nàng dâu than khổ vì ông bà "né" việc chăm cháu, nhiều người nhận ra trong xã hội hiện nay, nhiều bậc làm cha làm mẹ lấy lý do bận bịu với công việc, nghiễm nhiên đẩy hết trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ con cái cho ông bà. Họ cho rằng, đó là trách nhiệm giúp đỡ con cháu trong già của những người đã từng có kinh nghiệm và cũng là cách họ giúp cha mẹ của mình được "bận rộn" hơn, tránh cảnh ở nhà "ngồi không chẳng làm gì" 

Thế nhưng, xét từ góc độ những ông bố bà mẹ khi đã đến “tuổi ngũ tuần”, họ nghĩ gì?

Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  

“Con ai người nấy chăm”

Là những người làm trong quân đội đã về hưu, vợ chồng bà Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) có nhiều thời gian rảnh rỗi ở nhà hơn.

Vì lập gia đình muộn nên đến thời điểm này người con trai duy nhất của ông bà mới tới tuổi lấy vợ. Thế nhưng, nhiều người bàn ra tán vào về câu chuyện của gia đình ông: bố mẹ không chăm cháu cho con mà chỉ dùng tiền để coi như “hết nghĩa vụ”.

Lấy vợ cho nó xong, tôi khuyên chúng nó nên ra ở riêng để tránh va chạm mẹ chồng con dâu, cũng là để chúng nó có không gian riêng.

Gần đây, con dâu tôi nó đẻ ai nấy đều bảo tôi không sang chăm cháu à. Tôi đều cười xòa cho qua. Quan điểm của vợ chồng tôi thoáng lắm ‘con ai người đó chăm’, mình già rồi còn phải nghỉ ngơi. Lúc chúng nó đến tuổi cũng thế, chúng nó sẽ hiểu. Mình lăn lội thương trường kiếm tiền nuôi chúng nó, cho chúng nó ăn học thành người rồi. Giờ mình không nhờ vả tới con đã là tốt lắm rồi. Cháu mình thì vẫn là cháu mình, mình vẫn yêu vẫn quý chứ đâu phải không chăm cháu là không yêu quý đâu”.

Vợ chồng bà Lan chỉ trợ cấp con cái việc chăm cháu bằng tiền bạc. Ảnh minh họa

Quan điểm của vợ chồng bà Lan đều được con cái đồng lòng ủng hộ. Theo đó, mỗi tháng bà Lan cho đủ tiền để vợ chồng con trai tự thuê người giúp việc nhà, bà còn cho dư thêm một chút để mua thêm sữa, bỉm cho cháu. Thỉnh thoảng bà có rảnh thì qua chơi chứ tuyệt nhiên không động vào đồ đạc hay giặt giũ cho cháu. Thời gian còn lại, cả hai ông bà tham gia thể dục thể thao, văn nghệ hay đôi khi đi du lịch nước ngoài tới nhà người thân hoặc những nơi mà năm tháng tuổi trẻ họ chưa từng được bước tới.

Đồng quan điểm với vợ chồng bà Lan, bà Huế (Hải Phòng) cho rằng việc nuôi cháu là trách nhiệm của cha mẹ chúng, chứ người già nếu không làm việc nữa thì chỉ cần nghỉ ngơi an dưỡng.

Bên cạnh đó, xã hội hiện đại và sự cập nhật quá nhiều cách chăm sóc trẻ đã làm nảy sinh hai trường phái chăm trẻ cũ và mới. Đại bộ phận các bạn đều muốn con được chăm sóc hiện đại nên sẽ không an tâm khi giao con cho thế hệ già.

Các nghiên cứu cho thấy người cao tuổi rất muốn hoạt động như chăm sóc trẻ hoặc vật nuôi và chăm cây cảnh , nhưng họ lại lo lắng cách chăm sóc truyền thống có thể không phù hợp với các con. Điều này làm các phụ huynh tránh chăm cháu.

Tôi thì ở quê nhưng vợ chồng con tôi lại làm việc trên thành phố. Vợ chồng nó đã có hai đứa con rồi nhưng cả hai lần tôi đều không phải lên chăm bẵm, giặt giũ gì cả. Tôi để cho chúng tự lo tất để chúng tập quen với cuộc sống của một gia đình. Thiếu gì, cần ăn gì thì tôi gửi ở quê lên cho thôi chứ mình già rồi, động tay vào mấy việc con trẻ giờ không quen nữa. Cộng với việc nếu tôi có làm gì không vừa ý thì mẹ chồng con dâu lại to tiếng với nhau. Tôi không thích điều đó.

Tôi có một người bạn, con dâu đẻ, gác hết công việc ở quê để lên chăm cháu. Thế nhưng được dăm bữa nửa tháng không hợp nhau, chỉ đơn giản như việc con dâu “chê” bà giặt quần áo không sạch, rồi pha sữa cho con không đúng liều lượng. Thế rồi bà ý cũng đành xin lui về quê thôi”.

 “Mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu”

Trái ngược với hai bậc phụ huynh trên, rất nhiều người đưa ra quan điểm, là cháu của mình thì không thể “vứt không” cho cha mẹ chúng. Bởi đã là một gia đình thì đều phải có trách nhiệm yêu thương, đỡ đần nhau. Việc ông bà chăm cháu giúp cho bố mẹ chúng không những giúp về mặt kinh tế (không phải thuê người giúp việc) mà còn gia tăng tình cảm giữa bố mẹ với con cái, giữa ông bà với các cháu.

Gia đình tôi đôi khi cũng có những bất đồng nho nhỏ nhưng cũng nhanh chóng được giải quyết bởi đều là những người sống tình cảm, biết suy nghĩ vì lợi ích chung. Lúc trước, khi con dâu tôi đẻ, cả tôi và chồng đều nhất trí hạn chế những việc cá nhân giúp đỡ con chăm sóc cháu để chúng lo công việc, kiếm tiền ổn định cuộc sống sau này. Vì là đứa cháu đầu nên chúng tôi quý hóa lắm. Việc mình chăm cháu mình cũng là cách để tình cảm ông cháu, bà cháu tăng lên chứ không thể sống trong cùng một nhà, sống trong cùng một gia đình mà đứa cháu không cảm nhận được tình cảm của ông bà chúng”, bà Thuận (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ khi nói tới việc ông bà có nên giúp đỡ con cái chăm sóc cháu.

Khi các con xây dựng gia đình và có các thế hệ mới là hạnh phúc của cha mẹ. Sở thích nghiêm túc của người già như sinh hoạt hội người cao tuổi hoặc đi du lịch nên được các con tạo điều kiện nếu gia đình yên vui, nề nếp.  Như câu nói rất thời đại “cha mẹ gương mẫu con cháu thảo hiền”.

Rất nhiều người đồng tình với quan điểm ông bà nên chăm cháu nhưng chỉ có thể giúp đỡ một phần việc. Ảnh minh họa

Hiện nay khắp nơi đều có các dich vụ trông trẻ, lúc nghỉ sinh các mẹ đều được nghỉ tương đối dài cùng con nên việc ông bà chăm cháu cũng chỉ là giúp con một phần như đưa đón hoặc chơi cùng cháu chứ không hoàn toàn phó mặc cho cha mẹ.

“Với bản thân mình đã sống và sinh con vào thời bao cấp rất thiếu thốn nên không bao giờ quên công ơn mẹ đẻ và mẹ chồng chăm hộ cháu để làm kinh tế gia đình. Nhưng cũng khẳng định không hề phó thác hoàn toàn cho các bà vì các con cần biết sắp xếp tương đối tốt các công việc như giặt giũ, nấu cháo, đun nước, dọn dẹp trước khi ra khỏi nhà . Chắc lúc ấy bà cũng rất hài lòng vì con dâu đã làm hết các việc vặt trong nhà.

Hiện nay, do hai cách chăm trẻ truyền thống và hiên đại khác xa nhau nên nảy sinh mâu thuẫn gia đình cũng từ việc chăm cháu. Nếu từ chối không chăm sóc cũng là nguyên nhân các con dâu so bì khi bố mẹ không giúp. Nhưng ngược lại khi chăm bố mẹ cũng áp lực sợ không biết cách cháu sẽ không bằng chúng bạn hoặc cách nấu ăn cầu kỳ không phù hợp với người cao tuổi .

Vậy lớp trẻ hãy tìm hiểu thêm về những tích cực của truyền thống và áp dụng thêm vào hiện đại. Người cao tuổi hãy bớt bảo thủ và xích lại gần những tiến bộ hiện đại của lớp trẻ để sao cho trẻ em thực sự được yêu thương bằng tình cảm gia đình, được chứng kiến những điều tốt đẹp từ ông bà cha mẹ khi chăm sóc là quan trọng nhất”, quan điểm của cô Phan Kim Oanh (Tây Hồ) nhận được nhiều sự đồng tình nhất.

Tags:

0 Responses to “Thời nào mà còn bắt ông bà "có nghĩa vụ" chăm cháu?”

Đăng nhận xét

Subscribe

Donec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio. Duis mollis

© 2013 Thế Giới Bà Bầu. All rights reserved.
Designed by SpicyTricks